Tác dụng chữa bệnh gout của rau cần tây

Trong cần tây có nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện rất tốt nhiều bệnh lí và tăng cường sức khỏe, trong đó, đáng chú ý là bệnh Gout.

Nước (chiếm 90,5%).
Nitơ (chiếm 0,07%).
Xenluloza (chiếm hơn 1%).
Chất béo (khoảng 1,15%).
Tro (khoảng 1,13%).
Vitamin A, B, C, P,…

Các loại khoáng chất quan trọng cho sức khỏe như: Sắt, Mangan, I ốt, Đồng, Kali, Canxi, cholin, acid glutamic, tyrosmin, Magie,…

Tinh dầu cũng có khá nhiều trong cần tây, nhất là một số thành phần tinh dầu như: anhydrit secdanoit, cacbua tecpen, d.limonen, giaiacola, những lacton sednolit, silinen, sesquitecpen stinben,…


Bệnh Gout là một trong những bệnh lí gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân do hiện tượng lắng đọc muối urat từ axit uric đi vào dạ dày. Lúc này, các loại tinh dầu trong cần tây sẽ là giải pháp giúp trung hòa axit dạ dày cho bệnh nhân. Bạn có thể sử dụng cần tây song song trong điều trị bệnh Gout như một giải pháp để cắt cơn đau do bệnh Gout gây ra.

Tác dụng chữa bệnh gout của rau cần tây
Tác dụng chữa bệnh gout của rau cần tây


Sử dụng cần tây sao cho đúng cách?

Chuẩn bị:
Lá cần tây tươi khoảng 100 g (dùng phần lá, bỏ phần cọng).

Thực hiện
Rửa sạch lá cần tây.
Ép lấy nước dùng hàng ngày.
Mỗi ngày có thể dùng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 ly nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cần tây để ăn như rau sống cùng với các món ăn khác như: rau trộn, các món xào, món hầm, món súp,… Khi dùng cần tây để ăn, bạn chỉ cần dùng mỗi ngày 1 nhánh là đủ.

Lưu ý khi dùng cần tây

Không sử dụng cần tây cùng với một số nhóm thực phẩm dễ làm tăng axit uric như: óc, gan, nội tạng động vật, một số loại thịt, cá, gia cầm,…

Trong quá trình sử dụng cần tây điều trị bệnh gout cần kiêng cà phê, chè, thuốc lá, bia, rượu,… Hạn chế dùng nhiều cần tây cho phụ nữ mang thai vì có thể gây co thắt từ cung nếu sử dụng liều cao (trên 500 g dịch ép). Nam giới không nên lạm dụng quá nhiều cần tây vì có thể ảnh hưởng đến sinh lí.

1 nhận xét: